BÍ KÍP NGUYÊN NHÂN & CÁCH KHẮC PHỤC VÁN MỐC
Việc tấm ván bị mốc hoặc các sản phẩm nội thất xảy ra tình trạng nấm mốc chủ yếu từ phần cạnh không được xử lý chuẩn, dẫn đến tình trạng ván hút ẩm quá mức. Trong đó có 2 lỗi xử lý phổ biến như sau:
1. Lỗi thi công và chất lượng máy CNC
+ Dán nẹp không đều do độ dày ván không đều (dung sai chiều dày tấm ván có thể giao động từ (+/- 0.2 > +/- 0.5mm)
+ Máy cắt hoặc lưỡi cưa cùn dẫn tới hiện tượng bị mẻ dăm ở cạnh tấm ván, tình trạng mẻ cạnh dẫn tới khi dán nẹp bị hở cạnh.
+ Một số máy CNC có chất lượng không tốt cắt tấm ván không thẳng dẫn tới dán cạnh không chính xác.
+ Tấm ván bị hút ẩm ngược khi cắt xong mà không dán nẹp ngay.
2. Lỗi dán nẹp, keo
+ Dao bào không đạt tiêu chuẩn khi thi công cắt lẹm nẹp và tấm ván
+ Keo kém chất lượng. Hàm lượng keo ít hơn so với hàm lượng chất độn, phụ gia. Với nẹp 21×1, lương keo cần thiết là 3->7 gram keo/1m nẹp.
+ Keo không chịu nước. Khuyến cáo dùng keo PUR hoặc keo nhiệt nóng EVA
Khi gặp trường hợp ván mốc, có thể xử lý theo 05 bước như sau:
+ Làm sạch bề mặt, lau khô khu vực bị nồm mốc
+ Tìm ra vết hở gây ra hiện tượng mốc
+ Sấy khô tấm ván tại khu vực bị hở. Khi sấy có thể dẫn tới hiện tượng bị bong nẹp vì thế cần lưu ý để xử lý lại nẹp nếu cần
+ Bù keo/trám keo vào khu vực bị hở
+ Trong trường hợp các phương án trên không thể xử lý dứt điểm thì cần thay thế tấm vật liệu
Để tránh tình trạng ván dễ bị mốc, bạn nên chọn mua ván từ những nhà cung cấp uy tín. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng đúng loại ván chống ẩm. Lưu ý đặc biệt đến các chỉ số kháng ẩm, hàm lượng chống ẩm trong keo của tấm ván thay vì chỉ quan tâm đến màu sắc tấm ván. Màu xanh không quyết định khả năng chống/kháng ẩm của tấm ván.
Khi gia công, cần có lưỡi cưa đủ sắc để cắt ván, sử dụng nẹp cạnh chất lượng và cần kiểm tra kỹ các mép cạnh sau khi thi công.